Quang cao cua luoi

Bị côn trùng cắn sưng phù – những cách xử lý cực kỳ hiệu quả

Bị côn trùng cắn sưng phù gây ra những cơn đau nhức khó chịu và khiến chúng ta không khỏi lo lắng. Thực tế thì côn trùng có nhiều loại và tình trạng nguy hiểm của vết côn trùng cắn rất khác nhau. Xin mời bạn cùng Việt Thống tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Khi bị côn trùng cắn sưng phù ngứa ngáy khó chịu có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy thế, chúng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ. Nhất là vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thuận lợi để côn trùng các loại sinh sôi và phát triển. Do đó, tìm hiểu các thông tin phòng ngừa, nhận biết và điều trị vết côn trùng cắn là điều cần thiết.

Bị côn trùng cắn sưng phù

Biểu hiện triệu chứng bị côn trùng cắn sưng phù

Triệu chứng đau nhức và ngứa ngáy 

Triệu chứng đầu tiên khi bị côn trùng đốt thường là đau nhức hoặc ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị đốt. Nếu bị những loại côn trùng không độc cắn, vùng da bị cắn sẽ gây ngứa ngáy hoặc mẩn đỏ. 

Triệu chứng điển hình là ngứa ngáy, khó chịu. Có thể có tình trạng sưng tấy nhưng mức độ nguy hiểm không đáng ngại. Nếu sau đó, vùng da bị côn trùng cắn sưng phù ngứa hay phồng rộp và chứa mủ, khả năng vết cắn đã phát triển thành vết loét hở và gây nhiễm trùng.

Tình trạng sốc phản vệ

Một số loại côn trùng có độc gây ra những triệu chứng nặng hơn tại vết cắn. Đối với những ai có làn da nhạy cảm, vết cắn của côn trùng có nọc độc tạo ra tình trạng sốc phản vệ. Các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng này bao gồm:

  • Phát ban trên các vùng da hoặc trên toàn bộ cơ thể
  • Bị côn trùng cắn sưng phù ngứa
  • Tình trạng ngứa ngáy
  • Tiết dịch, chảy mủ và đau nhức
  • Có thể gây khó thở

Những triệu chứng trên đây của tình trạng sốc phản vệ có thể nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. 

Bị côn trùng cắn sưng phù

Tình trạng sưng phù khi côn trùng cắn có nguy hiểm không?

Hầu hết những vết bị côn trùng cắn gây sưng phù không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Những triệu chứng này sẽ giảm dần, vài ngày sau sẽ tự khỏi và không để lại biến chứng. 

Tuy nhiên, người có cơ địa nhạy cảm và dị ứng khi bị côn trùng đốt, như tình trạng sốc phản vệ nêu trên. Cơ thể nổi mề đay, phát ban, mẩn ngứa hay thậm chí là sưng phù nề và khó thở. Những triệu chứng này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này cần được can thiệp y tế kịp thời trong vòng 6 giờ từ khi bị côn trùng đốt. Sau thời gian đó, nguy cơ nhiễm trùng khá cao, và gây nguy hiểm, nhất là với những ai có hệ miễn dịch kém.

Đối với tình trạng bị côn trùng không độc đốt, triệu chứng ngoài da có thể không nguy hại. Tuy vậy, chúng có thể là nguyên nhân truyền nhiễm những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt Chikungunya, sốt vàng da và sốt xuất huyết. Nếu không phòng chống kịp thời, chúng có thể phát triển thành ổ dịch rất nhanh chóng.

Biểu hiện khi bị đốt đối với từng loại côn trùng 

Mỗi loại côn trùng khác nhau sẽ gây ra những vết cắn có đặc điểm tổn thương khác nhau. Dưới đây là biểu hiện triệu chứng đối với từng loại côn trùng. 

Ong bắp cày – bị côn trùng cắn sưng phù

Nếu bị ong bắp cày (hay còn gọi là ong vò vẽ) đốt, vùng da xung quanh vết đốt sẽ đỏ ửng và sưng to. Có thể xuất hiện các vết phồng rộp. Vết đốt sẽ gây ra đau nhức do histamine và acetylcholine chứa trong độc tố từ vòi của ong bắp cày.

Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng tay chân lạnh, tai và môi tái xanh, khó thở, bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện ngay.

Ong đốt có biểu hiện ra sao?

Vùng da bị đốt sẽ đỏ và sưng lên, có thể kèm theo đau rát, và ngứa dữ dội. Sau khi bị ong đốt, ong sẽ để lại nốt trên da. Chúng ta cần rút vòi của ong cắm vào chỗ bị đốt ngay lập tức. 

Kiến ba khoang

Kiến ba khoang thường tạo ra những triệu chứng xuất hiện đột ngột ở vùng da hở như tay, chân, cổ, mặt,… Khi bị kiến ba khoang cắn, vùng da bị tổn thương thường sưng tấy nhẹ và cảm giác bỏng rát. Đồng thời, trên da xuất hiện nhiều nốt nhỏ và mụn nước thành từng vệt dài.

Tò vò

Tò vò có hình dáng trông giống như một con ong, nhưng nhỏ hơn. Những triệu chứng khi bị tò vò đốt cũng tương tự như bị đốt bởi một con ong. Vùng da bị tò vò đốt xuất hiện vết thương sưng đỏ. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, rát và ngứa ngáy. Nhiều người còn gặp phải tình trạng xuất huyết trên da.

Bọ ve

Triệu chứng của cơ thể khi bị bọ ve cắn là xuất hiện một đốm đỏ. Bọ ve có thể bám trên cơ thể người rất lâu, hút máu và phát triển. Điều đáng lo ngại hơn cả là bọ ve có thể lây nhiễm bệnh các căn bệnh nguy hiểm như viêm não. 

Hãy bắt bọ ve ra khỏi cơ thể ngay khi phát hiện. Tuy nhiên, nếu các nốt đỏ không biến mất và vẫn tiếp tục phát triển, bạn hãy đến khám bởi một bác sĩ chuyên khoa nhé. 

Bọ chét

Vết cắn của bọ chét có triệu chứng sưng và đỏ, nên thường bị nhầm với muỗi đốt hoặc dị ứng. Tuy vậy, bọ chét tạo ra vết cắn gây đau và ngứa hơn nhiều. Loài côn trùng này thường tấn công vào các vị trí trên bàn chân khi chúng ta đang ngủ. Chúng có thể cắn thành nhiều vết với khoảng cách giữa giữa các vết đốt là 1 đến 2 cm. Tuy không như triệu chứng bị côn trùng cắn sưng phù ngứa ngáy, vết cắn của bọ chét có thể lây bệnh và gây nhiễm trùng.

Tác hại khi bị côn trùng cắn

Phần lớn các trường hợp bị côn trùng cắn không để lại những tác hại không đáng kể. Phản ứng thông thường là đau nhức, ngứa ngáy và sưng đỏ. Các triệu chứng này thường sẽ biến mất trong ít giờ sau đó và không để lại biến chứng. 

Tuy nhiên, như đã chia sẻ bên trên, một số người có cơ địa nhạy cảm sẽ tạo ra tình trạng sốc phản vệ. Những trường hợp bị dị ứng, nổi mề đay, sốt cao và khó thở, cần được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Đồng thời, những vết cắn không dứt sau 6 tiếng mà không được can thiệp thì nguy cơ nhiễm trùng khá cao. Trường hợp này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhất là đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già và trẻ em.

Cách xử lý vết côn trùng cắn bị sưng

Bạn cần tiến hành xử lý vết côn trùng cắn nhanh chóng để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn thực hiện. 

Loại bỏ côn trùng

Khi bị côn trùng cắn sưng phù, bạn đừng kéo chúng ra khỏi da ngay. Điều này có thể làm chúng càng bám chặt hơn vào da. Hãy kéo chúng ra từ từ. Bạn cũng có thể hơ nóng xung quanh vết cắn, để côn trùng tự động nhả ra vì sợ nóng. Trường hợp bị vắt hay đỉa cắn, hãy bôi vôi hoặc xà phòng lên vết cắn. 

Sát trùng vết thương

Sau khi loại bỏ côn trùng, hãy rửa vùng da bị côn trùng cắn sưng phù ngứa bằng nước sạch để loại bỏ vi khuẩn. Tiếp đến, dùng chất sát trùng để rửa vùng da bị thương để tránh bị nhiễm trùng. 

Khắc phục vết côn trùng cắn

Bạn có thể dùng nước đá chườm lên vết thương. Việc này làm giảm nhiệt và  hạn chế sưng tấy, mẩn đỏ tại vùng da bị đốt.

Bên cạnh đó, muối cũng là nguyên liệu được sử dụng hiệu quả để giảm sưng vết thương bị côn trùng cắn sưng phù ngứa. Bằng cách hoà muối ăn với một ít nước rồi đắp lên vết cắn. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc bôi trị côn trùng cắn để làm lành vết thương.

Phòng tránh côn trùng cắn 

Vệ sinh môi trường xung quanh

Môi trường ẩm thấp và nhiều vết bẩn là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của côn trùng các loại. Vì vậy, chúng ta hãy dọn dẹp nhà cửa, và khu vực xung quanh cho sạch sẽ. Hoặc sử dụng thuốc diệt côn trùng để giảm sự phát triển của chúng.

Luôn mắc màn khi ngủ

Mắc màn khi ngủ là thói quen hữu ích giúp bạn giảm thiểu tối đa tình trạng bị côn trùng đốt. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên mắc màn cho bé trong nôi cũi để tránh bị muỗi và các loại côn trùng cắn. 

Bôi kem chống côn trùng

Một số loại kem chống côn trùng bôi ngoài da có tác dụng chống muỗi và côn trùng, bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, lưu ý không nên bôi thuốc ở những vùng da nhạy cảm. Đồng thời, cần lựa chọn loại thuốc có thành phần tự nhiên và an toàn.

Cửa lưới chống côn trùng

Từ khi ra đời đến nay, cửa lưới chống muỗi và côn trùng được xem là phương pháp tối ưu, an toàn và bền vững hơn hẳn. Với vô số những lỗ nhỏ li ti, cửa lưới giúp ngăn chặn muỗi và các loại côn trùng cực kỳ hiệu quả.

Nhờ đó, không gian sống trở nên trong lành, thoáng đãng và dễ chịu. Khi nhà được lắp đặt cửa lưới, các thành viên trong gia đình không cần lo lắng bị muỗi đốt hay côn trùng tấn công. 

Cửa lưới chống muỗi chống côn trùng Việt Thống đã trở thành địa chỉ uy tín của các gia đình với giải pháp chống côn trùng. Với hiệu quả thực tế, cửa lưới giúp “cuộc chiến” chống côn trùng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. 

Cửa lưới chống muỗi

Mẹo chống côn trùng

Bên cạnh các phương pháp chống côn trùng nêu trên, chúng ta có thể áp dụng ột số mẹo chống côn trùng sau đây:

  • Bạn có thể sử dụng một loại chất tẩy có tên Pha chlorine, khi đi du lịch hoặc leo núi, trekking trong rừng. Côn trùng rất khó chịu với mùi của loại thuốc này và không đến gần bạn. Do đó, hồ bơi thường được khử trùng bằng chất tẩy clo.
  • Côn trùng có đặc tính sợ nóng và thích bóng tối. Tuy vậy, một vài loài côn trùng ưa ánh sáng huỳnh quang. Chúng ta có thể sử dụng đèn huỳnh quang để tiêu diệt những loại côn trùng này.

Câu hỏi thường gặp

Biểu hiện khi bị côn trùng đốt

Khi bị côn trùng đốt, triệu chứng đầu tiên là đau nhức và ngứa ngáy tại vùng da bị côn trùng đốt. Những loại côn trùng không độc như muỗi, vắt… sẽ tạo vết đốt gây ngứa hoặc mẩn đỏ. Trong khi đó, các côn trùng độc sẽ làm vết đốt sưng tấy, chảy mủ và gây đau nhức dữ dội. 

Cảm giác khi bị ong đốt như thế nào?

Vùng da bị đốt sẽ đỏ và sưng lên, có thể kèm theo đau rát, và ngứa dữ dội. Sau khi bị ong đốt, ong sẽ để lại nốt trên da. Chúng ta cần rút vòi của ong cắm vào chỗ bị đốt ngay lập tức.

Cần làm gì trước tiên khi bị côn trùng cắn sưng phù?

Khi bị côn trùng cắn sưng phù ngứa, bạn đừng kéo chúng ra khỏi da ngay. Điều này có thể làm chúng càng bám chặt hơn vào da. Hãy kéo chúng ra từ từ. Bạn cũng có thể hơ nóng xung quanh vết cắn, để côn trùng tự động nhả ra vì sợ nóng. Trường hợp bị vắt hay đỉa cắn, hãy bôi vôi hoặc xà phòng lên vết cắn. 

Những cách phòng tránh côn trùng hiệu quả là gì?

Để phòng tránh côn trùng, chúng ta cần vệ sinh môi trường sống thường xuyên, luôn mắc màn khi ngủ, bôi kem chống côn trùng. Đặc biệt, phương pháp phòng tránh côn trùng hiệu quả nhất hiện nay là lắp đặt cửa lưới chống côn trùng.

Cửa lưới chống côn trùng

Trên đây là những chia sẻ của Việt Thống về tình trạng côn trùng cắn sưng phù. Hy vọng thông tin này cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về cách phòng tránh và xử lý khi bị côn trùng cắn sưng phù. 

Hãy liên ngay hotline 0909.131.533 để được tư vấn lưới chống côn trùng inox nhanh chóng và chính xác nhất.

Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 0909 131 533
– Website: https://cualuoivietthong.vn

Bài viết Bị côn trùng cắn sưng phù – những cách xử lý cực kỳ hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cửa lưới Việt Thống.



from Cửa lưới Việt Thống https://ift.tt/CfQZgat
Bị côn trùng cắn sưng phù – những cách xử lý cực kỳ hiệu quả Bị côn trùng cắn sưng phù – những cách xử lý cực kỳ hiệu quả Reviewed by https://cualuoivietthong.vn/ on 11:52 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.