Quang cao cua luoi

Muỗi cắn nổi mẩn đỏ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Muỗi cắn nổi mẩn đỏ là một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng trên da. Hiện tượng này xảy ra khi đó là muỗi độc, cần phải xử lý vết cắn kịp thời, tránh lây lan. Có nhiều biện pháp phòng ngừa muỗi cắn, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây!

Muỗi thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, mùa mà khí hậu ẩm thấp bởi đây chính là mùa mà chúng sinh sản. Muỗi cắn nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của căn bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra. Vậy nguyên nhân nào khiến vết muỗi đốt bị mẩn đỏ? Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng đó?

muỗi cắn nổi mẩn đỏ

Muỗi tiêm nước bọt gây tê da

Nguyên nhân muỗi cắn nổi mẩn đỏ

Có một sự thật rằng bất kỳ một người nào khi bị muỗi đốt đều sẽ bị nổi mẩn đỏ, sưng và ngứa tại chỗ. Đây được coi là một phản ứng của cơ thể với muỗi.

Trước khi tiến hành hút máu, muỗi gây tê cơ thể con người bằng chính nước bọt của mình. Nước bọt của chúng còn chứa loại chất ngăn đông máu để quá trình “ăn” của chúng diễn ra thuận lợi hơn.

Do nước bọt của loài muỗi có khả năng gây tê trên da nên sau khi muỗi vừa đốt xong bạn sẽ không có cảm giác đau. Sau một lúc, protein không độc của muỗi sẽ gây ra cảm giác ngứa, mẩn đỏ, sưng.

Tùy vào cơ địa mỗi người mà hiện tượng muỗi cắn nổi mẩn đỏ sẽ khác nhau. Có người bị phản ứng mạnh, vết đỏ sưng to, đau, nhưng cũng có người không có phản ứng dị ứng, chỉ ngứa tạm thời tại vết đốt.

Vết mẩn đỏ cũng chính là phản ứng miễn dịch của cơ thể khi bị muỗi đốt. Khi cơ thể phát hiện nước bọt của muỗi sẽ nhanh chóng đưa tế bào bạch cầu đến vết đốt để tiêu diệt chúng.

Có thể bạn quan tâm: Cách chống muỗi trong nhà – Hiệu quả cao tiêu diệt gọn

Muỗi là trung gian lây truyền các virus cho con người gây ra các căn bệnh truyền nhiễm, điển hình như: Zika, West Nile, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Do đó, khi thấy các vết muỗi đốt nổi mẩn đỏ bất thường, kèm theo các triệu chứng sốt, nôn, đau đầu thì bạn nên đến trung tâm y tế để kiểm tra.

muỗi cắn nổi mẩn đỏ

Biện pháp phòng ngừa muỗi đốt

Phòng tránh muỗi đốt là cáh tốt nhất tránh khỏi những virus gây bệnh từ muỗi. Để phòng tránh chúng, bạn cần hiểu tập tính sinh hoạt và khu vực hoạt động thường xuyên của chúng.

Muỗi tập trung chủ yếu ở khu vực ẩm thấp, nhiều cây cối, vũng nước đọng và thời gian hoạt động chủ yếu vào bình minh hoặc hoàng hôn. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên tắc 3D của Hiệp hội Kiểm soát muỗi Hoa Kỳ (AMCA)

AMCA đề xuất 3 nguyên tắc để phòng tránh muỗi như sau:

Rút nước: Bất kỳ nơi nào chứa nước tù đọng đều trở thành nơi lý tưởng để muỗi đẻ trứng. Vì thế cần loại bỏ nơi sinh sản của loài muỗi bao gồm nước trong vườn, sân, nhà, các rãnh thoát nước, thùng rác,…

Trang phục: Màu sắc, kiểu dáng của quần áo quyết định khả năng thu hút muỗi. Nếu muốn tránh muỗi, bạn hãy mặc những trang phục sáng màu, có khả năng thấm hút mồ hôi, độ rộng vừa phải.

Bảo vệ: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng có chiết xuất từ thiên nhiên, tránh các loại thuốc bôi, thuốc xịt chứa nhiều hóa chất độc hại để ngăn muỗi cắn nổi mẩn đỏ.

Bổ sung thêm vitamin B1

Trong một nghiên cứu những năm 60 đã chỉ ra vitamin B1 có hiệu quả ngăn ngừa muỗi đốt. Nguyên nhân là do khi cơ thể thừa vitamin B1 sẽ được bài tiết qua nước tiểu, tuyến mồ hôi trên da khiến cho muỗi phải tránh xa.

Vitamin B1 an toàn với cơ thể con người ngay cả khi bạn dùng với liều lượng cao. Tương tự như vitamin B1, bạn có thể thay thế bằng tỏi để phòng tránh muỗi.

Trồng cây đuổi muỗi

Các loại cây có mùi đặc trưng khiến muỗi không dám đến gần như: cây sả, cây bạc hà, cúc vạn thọ, cây hương thảo,… Bạn có thể trồng các loại cây đó trong vườn, nơi tập trung muỗi để đuổi chúng ra khỏi nhà hoặc sử dụng tinh dầu để đốt.

Lắp cửa lưới chống muỗi

Nếu bạn lo sợ các loại thuốc xịt gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn thì hãy sử dụng cửa lưới chống muỗi.

Hiện nay, cửa lưới rất được ưa chuộng, nó mang đến hiệu quả chống muỗi cao, an toàn cho sức khỏe lại đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian sống. Bên cạnh đó, mức giá thành của cửa lưới không cao, độ bền tốt.

muỗi cắn nổi mẩn đỏ

Lưu ý khi bị muỗi đốt

  • Tuyệt đối không gãi hay làm trầy xước vết muỗi đốt để phòng ngừa virus lây lan. Vết muỗi đốt sẽ biến mất hoặc không còn sưng đau sau 1 ngày, gãi vết ngứa sẽ làm vết thương lâu khỏi hơn.
  • Luôn có các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt để không bị mắc bệnh nguy hiểm do muỗi lây sang.
  • Trường hợp bị muỗi đốt mà vết đốt bị sưng ngay hoặc các dị ứng khác thì cần phải đến trung tâm y tế gần nhất.
  • Chú ý đến phản ứng sốt, nhức đầu, nhiễm trùng,… để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tình trạng muỗi cắn nổi mẩn đỏ là phản ứng tốt của cơ thể chống lại vi khuẩn do muỗi truyền vào. Hi vọng với những biện pháp phòng tránh muỗi trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình tốt hơn.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về cửa lưới chống muỗi Việt Thống, hãy liên hệ qua:

Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 093.881.7979
– Website: cửa lưới https://cualuoivietthong.vn

Bài viết Muỗi cắn nổi mẩn đỏ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .



from https://ift.tt/33DQM3L
Muỗi cắn nổi mẩn đỏ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa Muỗi cắn nổi mẩn đỏ – Nguyên nhân và cách phòng ngừa Reviewed by https://cualuoivietthong.vn/ on 11:56 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.