Quang cao cua luoi

Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Phụ huynh nên làm gì?

Bé bị côn trùng cắn sưng tấy có thể ảnh hưởng xấu như thế nào với sức khỏe trẻ. Nguyên nhân, các dấu hiệu, cách xử lý và biện pháp phòng tránh của vấn đề này là gì? Hãy cùng Việt Thống tìm hiểu câu trả lời của những câu hỏi trên trong bài viết sau đây.

Cơ thể trẻ em thường nhạy cảm và dễ tổn thương rất nhiều so với người lớn, đó chính là lý do tại sao trẻ nhỏ trở thành đối tượng mà côn trùng hay chú ý và tấn công. Bên cạnh những loại côn trùng lành tính có rất nhiều loài côn trùng mang độc tố trong người khiến bé có thể bé bị côn trùng cắn sưng tấy dẫn tới các căn bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Trong bài viết này, Việt Thống sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh côn trùng để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Những vết côn trùng cắn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Những vết côn trùng cắn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Nguyên nhân bé bị côn trùng cắn sưng tấy

Khi trẻ bị côn trùng có độc cắn, nọc độc của chúng xuyên qua làn da mỏng manh của bé và đi vào cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự động bảo vệ khi phát hiện có dị vật xâm nhập, chống lại chất kháng nguyên của nọc độc. Đây là hiện tượng dị ứng là cơ chế hoạt động tự bảo vệ cơ thể của hệ thống miễn dịch, khiến cho chỗ bị chích bị phồng lên, đau, đỏ và ngứa. 

Những trường hợp bị chích lần đầu thì vết bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa, trẻ đau nhẹ, nôn mửa, sốt dẫn đến cơ thể mệt mỏi (dị ứng nhẹ). Tuy nhiên, nếu bị chích nhiều lần liên tiếp, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng mạnh mẽ gây ngứa, phát ban, sưng lưỡi, sưng cổ họng và các vị trí khác, thậm chí gây ra sốc phản vệ (khó thở, choáng, giảm trí nhớ) rất nguy hiểm với trẻ.

Muỗi tấn công mặt bé

Muỗi tấn công mặt bé

Cách nhận biết các loại vết cắn của côn trùng có độc

Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấu, vậy làm sao để biết được đâu là vết cắn không gây nguy hiểm đến trẻ hay đâu là vết côn trùng cắn sưng cứng có độc tố nguy hiểm? Phát hiện được chính xác và nhanh chóng nguyên nhân sẽ có ích rất nhiều cho quá trình xử lý và diều trị. Sau đây là những dấu hiệu phổ biến nhất.

1. Vết muỗi đốt

Dấu hiệu: Khi bị muỗi cắn, gần như ngay lập tức trên da sẽ xuất hiện vết sưng đỏ nhẹ. Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp xuất hiện chấm nhỏ màu đỏ ở trung tâm, sau đó trở nên đỏ và cứng.

Triệu chứng: Trẻ sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu, đau nhức và những triệu chứng đó sẽ tự động biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể trẻ yếu, hệ thống miễn dịch không đủ sức để chống lại chất độc, trẻ sẽ phản ứng nghiêm trọng, nổi mề đay hay sưng hạch bạch huyết.

Bạn nên tham khảo thêm bài viết: Bị côn gì cắn sưng to và ngứa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

2. Vết kiến cắn

Dấu hiệu: Vết bị côn trùng cắn sẽ đỏ sưng lên, sau đó phồng rộp. Đặc biệt, các loài kiến có độc tố lạnh như kiến ba khoang hay kiến lửa sẽ gây ngứa trong khoảng thời gian dài, vết cắn lâu lành và có thể để lại sẹo.

Triệu chứng: Vết cắn châm chích, đau đớn, buồn nôn, chóng mặt, buồn nôn,…

3. Vết cắn của ong

Dấu hiệu và triệu chứng: vết chích đau nhói, cảm giác châm chích. Khu vực bị ong chích sưng to, vùng da bị đốt bỏng, rát, xuất hiện quầng đỏ lan rộng.

Bé bị côn trùng cắn sưng tấy

Bé bị côn trùng cắn sưng tấy

4. Vết rận cắn

Triệu chứng: Khi cắn, rận sẽ gây ra cảm giác đau nhói ngay lập tức, chỗ cắn bị sưng đỏ.

Rận cắn trên da người như thế nào?

Rận cắn trên da người như thế nào?

Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy bố mẹ nên làm gì? 

Sau khi xác định được vết cắn là của loại côn trùng nào, có độc hay không, tùy thuộc vào độ nguy kịch của phản ứng, những phản ứng ngay lập tại chỗ thông thường có thể điều trị trong vài ngày.

Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc tự chăm sóc bản thân, khi bị côn trùng cắn, cảm giác ngứa, khó chịu sẽ khiến các bé gãi. Điều này khiến da bị tổn thương, trầy xước và độc tố có thể lan rộng gây khó khăn hơn cho việc xử lý vết thương.

Cách trị côn trùng cắn sưng:

Sau khi bị côn trùng chích, để hạn chế tình trạng nọc độc lan rộng khắp cơ thể, bố mẹ nên nhanh chóng dùng nhíp đã khử trùng gắp vòi chích ra khỏi nền da. Chú ý không được dùng ta nặn hay ép vết đốt bằng tay, điều này có thể làm vỡ túi độc khiến chất độc lan nhanh hoặc nhiễm trùng.

Sau đó, bố mẹ nên dùng dung dịch sát trùng và nước ấm để rửa sạch vùng da bé bị côn trùng cắn sưng tấy để giảm nồng độ chất tiết của côn trùng để lại trên da trẻ.

Tiếp theo, sử dụng gel chứa thành phần dịu nhẹ dành riêng cho trẻ và rửa sạch sẽ và cắt móng tay cho trẻ để hạn chế tình trạng gãi ngứa gây trầy xước và giảm ngứa ngáy hoặc sử dụng túi chườm đá hoặc khăn lạnh đắp lên vết thương.

Khi tình trạng bé bị côn trùng đốt sưng tất chuyển biến xấu, không nên mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và chữa trị kịp thời.

Làm sao để phòng ngừa bé bị côn trùng cắn sưng tấy?

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị kiến cắn, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Bố mẹ nên vệ sinh không gian nhà cửa định kỳ hàng tuần để đảm bảo không gian khô ráo, sạch sẽ;
  • Hạn chế và vệ sinh thường xuyên các loại chum vại trong nhà;
  • Không nên để trẻ chơi trong không gian nhiều côn trùng làm tổ như: bụi rậm, cây mục, chỗ ẩm thấp,…;
  • Khi đưa trẻ ra ngoài, bố mẹ nên chuẩn bị thuốc chống côn trùng, quần áo dài cho bé;
  • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh cho thú cưng;
  • Lắp đặt hệ thống cửa lưới chống côn trùng.
Xịt thuốc chống côn trùng cho bé khi ở nơi có nhiều cây cỏ

Xịt thuốc chống côn trùng cho bé khi ở nơi có nhiều cây cỏ

Biện pháp ngăn chặn côn trùng xâm nhập an toàn không dùng hóa chất

Côn trùng luôn xuất hiện xung quanh chúng ta mang theo mầm mống gây bệnh nguy hiểm cho con người. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, thì cửa lưới chống muỗi là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, màu sắc và kích thước khác nhau, cửa lưới chống côn trùng còn có tuổi thọ rất cao giúp tích kiệm chi phí. 

Với thiết kế đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế, màu sắc hài hòa phù hợp với mọi không gian. Việc sử dụng, lắp đặt hay thay thế cũng rất gọn nhẹ và dễ dàng.

Việt Thống là một trong những địa chỉ uy tín đáng tin cậy trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực cửa lưới chống côn trùng. Với giá cả hợp lý, chất lượng tuyệt vời và dịch vụ nhanh gọn đảm bảo khách hàng sẽ có trải nghiệm tuyệt vời ngay từ lần sử dụng đầu tiên.

Cửa lưới chống côn trùng an toàn, thân thiện với môi trường

Cửa lưới chống côn trùng an toàn, thân thiện với môi trường

Trẻ con luôn là “miếng mồi béo bở” của côn trùng, bố mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con yêu khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Hi vọng những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh côn trùng được cung cấp trên đây sẽ hữu ích với bạn. để bảo vệ sức khỏe cho bé sẽ giúp bạn xử lý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về cửa lưới chống côn trùng Việt Thống vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và đặt hàng trực tiếp.

Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:

Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 093.881.7979
– Website: https://cualuoivietthong.vn

Bài viết Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Phụ huynh nên làm gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .



from https://ift.tt/eOrUamt
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Phụ huynh nên làm gì? Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Phụ huynh nên làm gì? Reviewed by https://cualuoivietthong.vn/ on 17:52 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.