Bị côn gì cắn sưng to và ngứa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Côn trùng có thể tấn công ta bất cứ khi nào có cơ hội tiếp xúc. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cách nhận biết khi bị con gì cắn sưng to và ngứa, cách sơ cứu, các biện pháp phòng tránh giúp bạn bảo vệ sức khỏe của gia đình khỏi các loài côn trùng.
Khí hậu ở Việt Nam chủ yếu là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều, do đó, nó tạo điều kiện cho nhiều loại côn trùng cư trú và phát triển. Bên cạnh những côn trùng không có độc, có rất nhiều loại côn trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và gia đình. Do đó, xác định bản thân bị con gì cắn sưng to và ngứa là vô cùng cần thiết để có phương pháp xử lý kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu các dấu hiệu, vết cắn của các loại côn trùng phổ biến, cách xử lý và phòng tránh ngay bây giờ nhé!
Bị con gì cắn sưng to và ngứa? Cách nhận biết các vết cắn của côn trùng thường gặp
1. Xác định vị trí bị cắn
Từng loại côn trùng sẽ sinh sống ở những khu vực khác nhau, do đó, xác định bản thân đã bị cắn ở đâu sẽ khoanh vùng được chủng loại của côn trùng.
- Muỗi: đây là loại côn trùng phổ biến, sinh trưởng chủ yếu trong các ao đầm, hồ hay các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Muỗi đẻ trứng xuống nước, sau một thời gian nở thành ấu trùng (hay còn gọi là bọ gậy) sống trong nước một thời gian rồi phát triển thành nhộng và biến thành muỗi trưởng thành.
- Kiến ba khoang: chúng thường sống ở cánh đồng, ven ruộng, quanh gốc rạ, gần vùng nước hay công trình đang xây dựng. Trong thời gian gần đây, loài này thường xuyên xuất hiện ở những tòa nhà chung cư khi đến mùa mưa.
- Kiến lửa đỏ: chúng thường thích môi trường ấm áp, các cánh đồng khô hạn và tránh những bóng râm.
- Ong: thường sống thành đàn trong các hốc cây, bụi rậm, trong rừng hay hòm cải tiến do người nuôi cung cấp làm chỗ ở. Cũng có trường hợp ong tự làm tổ và sống khoảng 5-6 con trên trần nhà, tường nhà của các hộ gia đình.
- Bọ ve (ve chó): chúng thường tìm những nơi khô, ấm áp, nhiều ảnh nắng để đẻ trứng. Bọ ve thường xuất hiện trên cơ thể chó hay ổ chó. Khi tiếp xúc với người, nó sẽ lẩn vào lỗ tai, lỗ mũi, đầu tóc hay những chỗ được quần áo che kín để làm tổ và hút máu. Nó cực kỳ nguy hiểm nếu bò vào trong tai, mũi của trẻ em nên bố mẹ cần cực kỳ để ý.
- Bọ chét: thường kí sinh và đẻ trứng trong ổ trên cơ thể vật chủ hay chỗ ở của vật chủ như đống rác, các khe nứt, hang động vật, mùn đất, tổ chim.
Bài viết liên quan: Bị côn trùng cắn sưng mủ có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
2. Kiểm tra vết bị con gì cắn sưng to và ngứa
Sau đây là những triệu chứng phổ biến có thể dễ dàng nhận thấy và xác định chủng loài côn trùng:
- Muỗi: khi bị chúng đốt sẽ ngay lập tức xuất hiện vết đỏ trên da, hơi sưng và thỉnh thoảng có điểm nhỏ ở trung tâm của vết sưng.
- Bọ chét: vết cắn của chúng sưng nhỏ, tập trung thành từng cụm và ngứa, thường xuất hiện ở những vùng da quần áo áp sát vào người như xung quanh eo.
- Ong: vùng da bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa, ong đốt gây sưng nề, tấy đỏ, phù cứng, vết đốm bầm đỏ và chuyển màu đen, các vùng da xung quanh phù nề nhanh chóng.
- Kiến ba khoang: khi chúng đốt sẽ gây tổn thương trên da, xuất hiện tình trạng dát đỏ thành vệt, nền cộm, có mụn nước hoặc mụn mủ li ti ở trung tâm, có vùng hơi lõm màu vàng nâu hoặc bầu dục.
- Nhện: vết cắn do nhện gây ra sẽ gây đau châm chích nhẹ, sau đó gây đỏ tại chỗ và đau dữ dội. Các vết phồng rộp chứ đầu dịch sẽ xuất hiện tại nơi bị cắn và sau khi tróc ra sẽ để lại vết loét sâu rộng.
Cách sơ cứu, xử lý vết côn trùng cắn sưng cứng
Sau khi xác định chính xác chủng loài côn trùng cắn, bạn có thể sơ cứu theo các bước sau:
Bước 1: Loại bỏ vết đốt, lọc độc, lông côn trùng trên da (Lưu ý: sử dụng dụng cụ đã được sát khuẩn để lấy, không dùng tay nặn vết thương.)
Bước 2: Làm sạch vùng da bị cắn bằng xà phòng và nước.
Bước 3: Dùng đá chườm lạnh lên vết sưng tấy trong khoảng 10 phút.
Bước 4: Sử dụng gel có thành phần làm dịu vết thương để giảm sưng tấy.
Lưu ý:
- Sử dụng dụng cụ đã được sát khuẩn để loại bỏ vết đốt, tuyệt đối không dùng tay nặn.
- Không gãi hoặc làm vỡ vết phồng rộp để tránh nhiễm trùng.
- Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường thì hãy đi gặp bác sĩ ngay để tránh những nguy cơ đáng tiếc.
Bạn nên tham khảo bài viết: Vết côn trùng cắn sưng cứng nhất định không được chủ quan
8 cách phòng tránh côn trùng có độc tấn công đơn giản và hiệu quả
1. Thường xuyên vệ sinh chỗ ở sạch sẽ
Côn trùng hay trú ngụ ở những nơi ẩm ướt, nhiều đồ đạc và không được gọn gàng sạch sẽ. Hãy vệ sinh chỗ ở bằng các phương pháp sau đây:
- Dọn dẹp sạch sẽ quanh nhà trong nhà 1 tuần 1 lần..
- Hạn chế sử dụng ao tù, bể chứa, lu xung quanh nhà.
- Thay ga, gối đệm thường xuyên.
- Lắp lưới chống muỗi quanh nhà
- Tỉa cây cối thường xuyên.
2. Sử dụng các biện pháp tránh côn trùng khi đi ra ngoài
Để tránh bé bị côn trùng cắn sưng tấy khi hoạt động ở ngoài trời, bố mẹ nên thực hiện những biện pháp sau đây:
- Bôi thuốc chống côn trùng, bình xịt côn trùng là cách trị côn trùng cắn sưng hiệu quả.
- Bố mẹ nên mặc quần áo dài tay, che kín da để bảo vệ trẻ.
- Bên cạnh đó tránh mặc đồ tối màu để giảm nguy cơ thu hút côn trùng.
- Ngủ đêm ngoài trời phải sử dụng túi ngủ, mùng.
- Sử dụng tinh dầu tự nhiên có mùi mạnh, tính cay, nóng và thành phần khiến côn trùng sợ như tinh dầu bạch đàn, tinh dầu quế, tinh dầu xả, tinh dầu bạc hà.
3. Sử dụng cửa lưới chống côn trùng an toàn, thân thiện với môi trường
Trong những năm gần đây, cửa chống côn trùng luôn được nhiều gia đình lựa chọn và sử dụng để ngăn chặn côn trùng xâm nhập bởi độ an toàn tuyệt đối, bền đẹp và giá cả phải chăng.
Khung cửa lưới chống côn trùng cố định thường được làm từ nhôm hoặc inox cao cấp, tạo cảm giác thoải mái, chắc chắn, có tuổi thọ cao và không lo gỉ sét hay bị con gì cắn sưng to và ngứa.
Màng lưới chống côn trùng được đan thành lỗ nhỏ, đều nhau ngăn chặn tối đa nguy cơ côn trùng xâm nhập căn nhà mà vẫn giữ được không khí thông thoáng, ánh sáng tự nhiên.
Thiết kế và màu sắc đa dạng phù hợp với mọi không gian sống.
Công ty Việt Thống là một trong những địa chỉ cung cấp cửa lưới chống côn trùng uy tín chất lượng hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Với giá cả cạnh tranh cùng chất lượng dịch vụ tuyệt vời, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời ngay từ những lần trải nghiệm đầu tiên.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc bị con gì cắn sưng to và ngứa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về cửa lưới chống côn trùng Việt Thống vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và đặt hàng trực tiếp.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 093.881.7979
– Website: https://cualuoivietthong.vn
Bài viết Bị côn gì cắn sưng to và ngứa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
from https://ift.tt/od16prA
Không có nhận xét nào: