Quang cao cua luoi

Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không? – Cách xử lý như thế nào?

Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trong bài viết này, tôi sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi trên, đồng thời chỉ ra cách phân biệt các loại muỗi, triệu chứng của bệnh, cách chữa trị và phòng tránh.

Muỗi là loại côn trùng tuy nhỏ bé nhưng chỉ một vết chích của nó có thể mang đến những căn bệnh vô cùng nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng da, sốt rét,… Vậy bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không? Triệu chứng của bệnh nhân sốt xuất huyết là gì? Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết? Những biện pháp phòng tránh khi bị sốt huyết là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

Phân biệt các loại muỗi

Hiện nay, muỗi luôn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, chúng có rất nhiều chủng loại. Trong đó, có 3 loài muỗi mang trong mình mầm bệnh gây nguy hiểm cho con người. Hãy cùng nhau phân biệt 3 loại muỗi đó và trả lời câu hỏi bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không?

1. Muỗi Anophen

Loài muỗi này có chân dài, thân gầy, màu xám pha vàng hoặc xám đen có vòi đốt dài, thường sinh trưởng và trú ngụ tại những nơi có nhiều cây cối, cống rãnh,… 

Trung bình, nó sẽ mất 6-10 ngày để biến thái hoàn toàn, con cái ngay sau khi hút máu con người có thể đẻ từ 50-150 trứng.

Muỗi Anophen là vật trung gian truyền bệnh sốt rét.

Cận cảnh muỗi anophen

Cận cảnh muỗi anophen

2. Muỗi vằn (Aedes)

Muỗi Aedes có thể dễ dàng nhận biết, giống như tên của chúng, trên cơ thể nó có những vằn đen đan xen vằn trắng, nó thường xuất hiện tại những nơi ẩm ướt như bể, lu, xô chậu hay những vũng nước đọng lâu ngày.

Chúng có nguồn gốc ở Châu Phi nhưng ngày nay rất phổ biến tại các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới và xuất hiện có cả ba miền Bắc, miền Trung và miền Nam tại Việt Nam.

Trung bình, muỗi vằn sẽ mất khoảng 6-8 ngày để phát triển từ trứng thành muỗi trưởng thành.

Muỗi Aedes là nguyên nhân chính gây nên các bệnh như sốt vàng da, sốt Dengue, Chikungunya,…

3. Muỗi Culex

Muỗi Culex có màu nâu, chân và các gân trên cánh luôn được phủ bởi các vảy màu nâu to, chúng bay chậm và đốt rất đau, thường trú ngụ tại các kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng hay chuồng của gia súc, động vật.

Trung bình, chúng mất khoảng 6-10 ngày để biến thái hoàn toàn.

Muỗi Culex là nguyên nhân chính gây bệnh viêm não Nhật Bản.

Muỗi cỏ Culex mang mầm bệnh nguy hiểm

Muỗi cỏ Culex mang mầm bệnh nguy hiểm

Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không?

Muỗi vằn (muỗi aedes) là động vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết giữa người với người hay giữa người với động vật. Muỗi Aedes cái sau khi hút máu người bệnh mang virus Dengue hay người bệnh sốt xuất huyết, Virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi trong khoảng 8 đến 11 ngày rồi đến cư trú tại tuyến nước bọt của muỗi,  sau đó đốt người khỏe mạnh và truyền virus vào cơ thể người khỏe mạnh qua vòi của chúng. Một con virus mang mầm bệnh có thể lây bệnh cho nhiều người trong suốt thời gian sống ký sinh trên muỗi.

Ngoài cách lây truyền trực tiếp khi bị muỗi đốt, người bệnh sốt xuất huyết có thể bị lây nhiễm qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương do kim tiêm, tổn thương niêm mạc tại bệnh viện. Một số ít trường hợp người mẹ mang virus Dengue trong máu có thể truyền virus cho con sau khi sinh nếu bị mắc bệnh trong vòng 10 ngày trước khi sinh. Trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện sốt xuất huyết trong khoảng 4-10 tuổi.

Muỗi vằn thường xuất hiện nhiều lúc giao mùa

Muỗi vằn thường xuất hiện nhiều lúc giao mùa

Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không – các triệu chứng của người bệnh qua từng giai đoạn

 Triệu chứng của sốt xuất huyết gần giống như bệnh cúm, chia làm ba giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt Dengue và  giai đoạn sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, nó nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh cúm, thậm chí gây tử vong.

1. Giai đoạn ủ bệnh

Trẻ bị muỗi đốt sưng cứng, thời gian ủ bệnh của bệnh sốt xuất huyết kéo dài 3 – 6 ngày kể từ khi bị muỗi chích, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

2. Giai đoạn sốt Dengue

Ở giai đoạn này, người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau thắt lưng và đôi khi đau chân, kèm thêm đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì đau họng và đau bụng là triệu chứng phố biến. Ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thì hạ sốt kèm theo biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm huyết dưới da, nổi xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, gây ngứa ở thân mình rồi lan rộng đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Trong tình huống này, bệnh nhân nên đi đến bệnh viện chứ không nên áp dụng cách trị vết muỗi đốt tại nhà.

Bài viết bạn cần tham khảo thêm:

Muỗi độc cắn và cách xử lý khi bị muỗi độc cắn
Da nổi nốt đỏ như muỗi đốt ngứa nguyên nhân do đâu và cách điều trị

3. Giai đoạn sốt xuất huyết Dengue

Ở hai giai đoạn trước, bệnh không thể phân biệt được với sốt Dengue, tuy nhiên, sau 2 đến 5 ngày, một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và nhiễm trùng thứ phát sau khi nhiễm huyết thanh có biểu hiện hạ tiểu cầu và cô đặc máu.

Thông thường, giảm tiểu cầu xảy ra cô đặc máu, biểu hiện xuất hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Sốt xuất huyết Dengue có triệu chứng xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau khi tiêm chích, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa và chảy máu chân răng.

Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không?

Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không?

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết

Hiện này không có thuốc điều trị đặc hiệu với sốt xuất huyết mà chỉ điều trị triệu chứng.

Người bệnh nên tới ngay địa điểm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Bệnh nhân nên uống nhiều nước như: nước dừa, nước rau, oresol, nước hoa quả, nước lọc,…

Khi sốt cao, người bệnh chỉ nên uống thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau phút, tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen có thể dẫn đến xuất huyết.

Cách phòng tránh bị muỗi đốt

Những vấn đề do muỗi gây ra rất khó chịu, do đó, việc phòng chống muỗi là điều cần thiết. Sau đây là một số cách trị muỗi tại nhà đơn giản và hiệu quả:

– Thường xuyên vệ sinh môi trường sống.

– Phun thuốc diệt muỗi quanh nhà.

– Bôi thuốc chống côn trùng khi hoạt động ngoài trời.

– Dọn dẹp ao tù, lu nước hay đầm xung quanh nhà.

– Dùng tinh dầu hay nhang đuổi muỗi trong phòng.

– Tiêm vaccine.

Tuy nhiên, sử dụng hóa chất sẽ gây hại cho cơ thể con người. Do dó, chúng ta nên sử dụng những biện pháp ngăn ngừa tự nhiên như sử dụng cửa lưới chống muỗi an toàn, thân thiện với môi trường. 

Việt Thống là một địa chỉ cung cấp cửa lưới chống muỗi uy tín chất lượng hàng đầu tại thị trường Việt Nam. 

Cửa lưới do Việt Thống cung cấp có thể ngăn chặn được hầu hết tất cả các loại côn trùng không chỉ có muỗi, an toàn tuyệt đối, bền đẹp và giá cả phải chăng. Với những ưu điểm trên, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên.

Cửa lưới chống muỗi ngăn chặn được hầu hết các loại côn trùng xâm nhập

Cửa lưới chống muỗi ngăn chặn được hầu hết các loại côn trùng xâm nhập

Hi vọng những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn giải đáp được những nghi vấn về câu hỏi bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về cửa lưới chống côn trùng Việt Thống vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và đặt hàng trực tiếp.

Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:

Công ty TNHH SXTMDV Việt Thống Hưng Thịnh
– Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
– Số điện thoại: 093.881.7979
– Website: https://cualuoivietthong.vn

Bài viết liên quan:

Muỗi đốt trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý gì?
Muỗi đốt có thể gây ra những bệnh gì nguy hiểm cho con người
Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, điều bạn nên biết
Muỗi đốt vào mí mắt bé, bố mẹ phải làm sao?
Muỗi rừng đốt – nguyên nhân chính gây ra căn bệnh sốt rét hiểm nghèo
Muỗi đốt làm gì cho hết đỏ – nỗi băn khoăn của nhiều người

Bài viết Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không? – Cách xử lý như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .



from https://ift.tt/n8GPbV9
Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không? – Cách xử lý như thế nào? Bị muỗi vằn đốt có bị sốt xuất huyết không? – Cách xử lý như thế nào? Reviewed by https://cualuoivietthong.vn/ on 11:52 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.