Quang cao cua luoi

Cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết – Kiến thức cơ bản ai cũng cần nắm

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn – vật chủ trung gian gây sốt xuất huyết. Vì vậy, chúng ta cần có các cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết tối ưu nhất.

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính và có mức độ lây lan nhanh nên chúng ta cần chủ động trong cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết. Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng đáng kể. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mỗi năm có khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh, số liệu được thống kê theo tổ chức Y Tế thế giới (WHO).

cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn hay còn gọi là muỗi Aedes aegypti – nguyên nhân chính gây nên bệnh sốt xuất huyết. Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện loài muỗi này so với muỗi thường nhờ có vằn trắng trên thân và các đốt chân. Muỗi đốt người mang virus sốt xuất huyết, cơ thể nó sẽ bị nhiễm virus. Chủng virus này phát triển trong con muỗi khoảng 1 tuần rồi bắt đầu truyền lên tuyến nước bọt. Ở thời điểm này, muỗi có thể truyền bệnh cho người lành khi chúng hút máu. Khi muỗi đã nhiễm virus, nó sẽ trở thành vật chủ truyền bệnh suốt đời. Vì vậy, số người có nguy cơ bị bệnh ngày càng nhiều. 

Muỗi vằn đẻ trứng, điều đặc biệt là trứng muỗi có khả năng chịu được khô hạn trong vòng một năm và nở ra lăng quăng khi gặp nước. Vì vậy, chúng thường xuất hiện vào mùa mưa, những nơi ẩm thấp, tù đọng và cây cối um tùm. Y học ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vaccin phòng bệnh trong công cuộc tìm cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nhẹ (H3)

Đây là biểu hiện của những người lần đầu mắc bệnh vì cơ thể họ chưa có miễn dịch. Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt và kéo dài từ 4 – 7 ngày sau khi cơ thể bị truyền nhiễm bởi virus gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau phía sau mắt
  • Đau khớp và cơ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Phát ban.

Xuất huyết (H3)

Đối với những đối tượng bị nặng hơn sẽ xuất huyết dưới da. Các nốt xuất huyết rải rác hoặc thể hiện dưới dạng chấm ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Ngoài ra, còn có tình trạng xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi hay tiểu ra máu. Ở phụ nữ k inh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Một số trường hợp xuất huyết nội tạng như nôn, ói ra máu, đi cầu phân đen. Xuất huyết não là biểu hiện nặng nhất. Cần có các cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe. 

Hội chứng sốc dengue (H3)

Đây là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – kết hợp tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm thêm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, giảm huyết áp đột ngột.

Hội chứng này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang). Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Đặc biệt có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em (H3)

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị muỗi vằn tấn công. Khi bị nhiễm virus, trẻ em thường có biểu hiện sốt cao sau 3 ngày. Triệu chứng này dễ khiến bố mẹ lầm tưởng với các bệnh cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp.

cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Các cách phòng trống muỗi sốt xuất huyết hiệu quả 

Loại bỏ nơi sinh sản, trú ẩn của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy (H3)

Muỗi phát triển tốt ở những nơi ẩm ướt. Có thể nói rằng nơi nào có nước đọng là nơi đó có lăng quăng từ bể nước, chai lọ, thau,… Để giảm thiểu muỗi, chúng ta cần loại bỏ những nơi chứa nước, dọn dẹp vệ sinh chỗ ở, thu gom rác thải trong nhà và xung quanh nhà, sắp xếp đồ đạc gọn gàng,… Đối với các bể nước, chúng ta có thể thả các loại cá nhỏ như cá bảy màu để tiêu diệt lăng quăng, bọ gạy. Không có nước đọng, không có lăng quăng, không có muỗi vằn thì chắc chắn sẽ không có sốt xuất huyết.

Ngoài ra, chúng ta cần chủ động phòng tránh bệnh bằng cách ngủ màn, bôi kem chống muỗi, xông tinh dầu cam, bưởi, không để trẻ chơi ở chỗ tối.

Sử dụng cửa lưới chống muỗi cho tổ ấm của bạn (H3)

Có rất nhiều cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết nhưng cách tiết kiệm thời gian, hiệu quả và bảo vệ sức khỏe nhất là sử dụng cửa lưới chống muỗi.

Cửa lưới chống muỗi có nhiều dạng khác nhau như dạng lùa, dạng xếp, xếp không ray, tự cuốn, tự cuốn dọc, …. Tùy vào nhu cầu, thiết kế của từng căn hộ, khách hàng sẽ có sự lựa chọn khác nhau. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp cửa lưới chống muỗi. Tuy nhiên, Việt Thống là một trong những thương hiệu tiên phong trong mảng công nghiệp này.

cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Cửa lưới Việt Thống có hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường. Với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Việt, Việt Thống đã và đang trở thành sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng. Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến các sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đưa ra các cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết tối ưu nhất.

Bài viết Cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết – Kiến thức cơ bản ai cũng cần nắm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .



from https://ift.tt/381vS1z
Cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết – Kiến thức cơ bản ai cũng cần nắm Cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết – Kiến thức cơ bản ai cũng cần nắm Reviewed by https://cualuoivietthong.vn/ on 13:56 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.